Select Menu

Vobahoda

Showbiz

Âm Nhạc

Thời Trang

Ảnh Đẹp

LGBT

Phim Review

Linh Tinh

Hunk Style

Tube

» » » » » » » Ngỡ ngàng trước hiệu ứng đồ họa đẹp như thật của ‘Mad Max: Fury Road’

Những bức ảnh trước và sau khi thực hiện hiệu ứng kỹ xảo cho bộ phim “Mad Max: Fury Road” sẽ khiến các fan không khỏi ngạc nhiên vì độ chân thật của chúng.


Bộ phim của đạo diễn George Miller không chỉ lôi cuốn bởi những pha hành động ngoạn mục mà còn vì bối cảnh sa mạc mênh mông và hùng vĩ. Thật hiếm khi một bộ phim hành động lại có phần hình ảnh ấn tượng và đậm chất nghệ thuật đến vậy.

Ngoại trừ trận bão cát kinh hoàng, cánh tay máy của nhân vật Furiosa do Charlize Theron thủ diễn cùng một vài cảnh quay cháy nổ khác, thì hầu hết mọi người đều cho rằng những gì mà họ nhìn thấy đều là thật. Cho tới khi hãng Warner Bros. công bố những bức ảnh trước và sau khi thêm vào phần hiệu ứng đồ họa (CGI) của bộ phim thì khán giả mới nhận ra là mình đã “bị lừa”.























Sử dụng công nghệ đồ họa hiện đại kết hợp với những màn mạo hiểm thật, đội ngũ làm phim của “Mad Max: Fury Road” đã tạo ra những thước phim tuyệt đẹp, đầy màu sắc và cực kỳ sống động.

Được biết biên tập Margaret Sixel đã phải làm việc với 480 giờ các đoạn ghi hình và kết quả là tạo ra tác phẩm dài 120 phút với gồm 2700 cảnh. 2700 cảnh phim này phải được biên tập liền mạch và súc tích để có thể truyền tải thông điệp và tạo cảm xúc đến khán giả một cách chân thật nhất. Chỉ một lần cắt cảnh sai có thể làm hỏng một khoảnh khắc, một phân cảnh hay cả bộ phim. Bởi thế áp lực khi thực hiện công việc biên tập là rất lớn.

Kỹ thuật phổ biến nhất trong biên tập những cảnh quay hành động hiện nay có tên “Chaos Cinema”. Tức là sử dụng những quay tưởng chừng như ngẫu nhiên và đa dạng nhằm đánh lừa giác quan của khán giả và khiến họ bị choáng ngợp bởi những tín hiệu sai về sức mạnh và nhịp điệu của các cảnh phim. Điều này có thể hiệu quả trong một thời gian ngắn, thế nhưng sẽ dễ gây mệt mỏi và khó hiểu nếu sử dụng nó trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Vậy làm thế nào để giữ cho những cảnh hành động luôn tràn đầy năng lượng và mới mẻ mà không phải dùng “shaky camera” (hiệu ứng rung như máy cầm tay) hay phóng đại âm thanh.

Một trong những lý do giúp cho “Fury Road” trở thành một tác phẩm hành động thành công chính là phong cách biên tập của nó. Sử dụng kỹ thuật “Eye Trace” và “Crosshair Framing” sẽ giúp cho thông tin hình ảnh quan trọng được tập trung vào một chỗ, hay còn gọi là trung tâm của khung hình. Khán giả giờ đây không cần đến 3 hay 4 khung hình để có thể nhận ra mình nên tập trung nhìn vào đâu vì mỗi cảnh đều có một trọng tâm. Có thể nói kỹ thuật này giống như một cuốn flip book (sách lật) và sự tập trung luôn ở cùng một điểm.


Đoạn video cho thấy kỹ thuật “Eye Trace” được sử dụng trong phim “Mad Max: Fury Road”

Cần nói thêm rằng bộ phim không hề có kịch bản. Khi nhà sản xuất yêu cầu Miller đưa ra kịch bản phim thì ông gửi họ 3500 storyboard (kịch bản đồ họa) được sáng tạo bởi Mark Sexton. Miller luôn biết rằng “Mad Max: Fury Road” sẽ trông như thế nào và mang lại cảm xúc ra sao. Chính trí tưởng tượng siêu phàm này đã đem đến cho làng điện ảnh một “kiệt tác” hành động không tưởng và độc nhất.

Đôi nét về vobahoda

Người sáng lập/Biên tập viên cho website Vobahoda.com. Điện ảnh là nguồn cảm xúc mãnh liệt của tôi và cả những loại hình nghệ thuật khác. Trang web này như một phần không thể thiếu đối với tôi. Tôi đam mê việc viết lách, sáng tác và muốn chia sẻ tất cả những điều mình yêu thích đến với mọi người - những người hâm mộ điện ảnh và nghệ thuật. "To be art..." vobahoda11@gmail.com

Không có nhận xét nào

Bình luận