Vobahoda
Showbiz
Âm Nhạc
Thời Trang
Ảnh Đẹp
LGBT
Phim Review
Linh Tinh
Hunk Style
Tube
Phiên bản làm lại thứ 19 từ bộ phim Perfect Strangers (2016) của Ý tiếp tục là một sự rập khuôn không thể nhàm chán hơn.
Không thể phủ nhận Tiệc Trăng Máu của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng với dàn cast hùng hậu gồm Thu Trang, Thái Hoà, Đức Thịnh, Hồng Ánh, Hứa Vỹ Văn, Kiều Minh Tuấn, Kaity Nguyễn có lẽ là phiên bản hào nhoáng và được đầu tư nhất, nhưng điều này vẫn không thể giúp bộ phim thoát ra khỏi cái bóng của những phiên bản trước đó. Đơn cử là các tuyến nhân vật và plot twist chính được giữ nguyên, chỉ có vài thay đổi ở một số tình tiết nhỏ, không tạo được sức hút và sự bất ngờ đối với các khán giả đã từng xem qua phiên bản gốc hoặc bản Hàn Intimate Strangers (đã từng công chiếu ở Việt Nam cách đây 2 năm).
Nếu như thời kỳ phim “mì ăn liền”, phim hài nhảm đang dần mất chỗ đứng trong thị trường phim Việt, thì những năm gần đây rộ lên trào lưu phim remake mua bản quyền làm lại từ những bộ phim thành công tại các quốc gia khác, có thể kể đến như Tháng Năm Rực Rỡ, Em là bà nội của anh, Sắc Đẹp Ngàn Cân, Anh Trai Yêu Quái, Bằng Chứng Vô Hình… và sắp tới là Song Song, Vô Diện Sát Nhân...
Trước Tiệc
Trăng Máu, bản gốc Perfect Strangers của Paolo Genovese đã lập kỷ lục Guinness
cho phim được làm lại nhiều nhất với 18 bản. Truyện phim kể về một nhóm bạn
thân từ nhỏ tụ họp cùng nhau trong một buổi tiệc tân gia và ngắm trăng. Mọi
chuyện bắt đầu khi họ tham gia trò chơi công khai mọi tin nhắn và cuộc gọi từ
điện thoại của mỗi người trên bàn tiệc. Những bí mật ẩn giấu dần hé lộ, để rồi
những vỏ bọc dối trá và hào nhoáng cũng dần được lột trần.
Tính cách nhân
vật được xây dựng và phát triển khá tinh tế với những tình huống hài hước và
plot twist thông minh là những yếu tố tạo nên sức hút của phim. Trên hết, phim
chỉ ra cách xã hội hiện đại phụ thuộc quá nhiều vào thế giới kỹ thuật số, cụ thể
hơn là những chiếc điện thoại di động. Trong chúng ta ai cũng có những mặt công
khai, riêng tư và bí mật. Thông qua trò chơi tưởng như vô hại, tất cả những bí
mật trên, ẩn giấu bên trong chiếc điện thoại nhỏ đã được phơi bày trước ánh sáng.
Đây là một chủ đề mà hầu hết bất kỳ ai ở thời hiện đại đều có thể nhận thấy
chính mình trong đó và đó là lý do tại sao phim có sức hấp dẫn phổ biến đối với
bất kỳ quốc gia và nền văn hóa nào từ khắp nơi trên thế giới.
Ở Tiệc Trăng
Máu, có thể thấy đạo diễn Quang Dũng và ekip đã xây dựng một kịch bản với màu sắc
tươi sáng hơn, “có hậu hơn”, nhưng cũng chính vì thế thiếu đi sự trần trụi và mộc
mạc của câu chuyện. Tưởng như bạn đang xem một MV ca nhạc với các tình huống và
nhân vật được sắp đặt từ trước. Dàn diễn viên thể hiện tròn vai của mình, điểm
sáng nhất là Thu Trang trong vai Thu Quỳnh - người phụ nữ yêu thơ ca, mơ mộng,
cam chịu và sợ chồng. Đây có lẽ là nhân vật mà khán giả đồng cảm nhất trong suốt
bộ phim.
Mặc dù được đầu
tư chỉnh chu nhưng tiếc thay Tiệc Trăng Máu không mang đến một giá trị mới hoặc
sự sáng tạo đột phá nào dựa trên nền gốc, thậm chí còn khá sát với phiên bản Hàn
(do mang âm hưởng Á Đông phù hợp với khán giả nước nhà hơn). Có câu nói đùa rằng
Hollywood remake những bộ phim nước ngoài bởi người Mỹ không thể chịu được khi
xem phim có phụ đề. Khán giả Việt Nam lại quá quen với đều đó, vậy đâu là lý do
để tiếp tục sản xuất những bộ phim remake như thế này?
Có lẽ khâu kịch
bản – linh hồn của bộ phim, vẫn chưa thật sự được nhìn nhận và đầu tư nghiêm túc
ở nước ta. Phim remake nên chỉ là giải pháp tạm thời cho sự thiếu hụt kịch bản
chất lượng. Hiện nay, thật khó để tìm kiếm một ý tưởng hoàn toàn nguyên bản, lời
khuyên cho các nhà làm phim là hãy dấn thân, trải nghiệm và không ngừng sáng tạo,
cho dù sáng tạo đó không được như kỳ vọng thì nó vẫn mang dấu ấn của riêng bạn.
Với Tiệc Trăng Máu đã phục vụ một món ăn bắt mắt nhưng thiếu hương vị đặc trưng
trên bàn tiệc đã có sẵn quá nhiều những món tương đồng.